Mục đích của việc lắp đặt hệ thống tạo ẩm trong nhà yến
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, độ
ẩm thích hợp để chim yến sinh sống là khoảng 75 – 85%. Tuy nhiên, để duy trì độ
ẩm lý tưởng này quanh năm trong nhà yến, kể cả các mùa nắng nóng oi bức thì
không thể chỉ dựa vào kỹ thuật xây dựng nhà yến như vách tường thoáng khí, cách
nhiệt hiệu quả, hệ thống thông gió hoạt động tốt, dòng không khí luân chuyển
đều đặn… mà còn cần đến một hệ thống tạo độ ẩm chuyên biệt.
Mục đích của việc tạo ẩm là để giữ độ ẩm cần thiết cho nhà yến, tạo môi trường cho chim yến làm tổ chất lượng và tổ đẹp hơn. Nếu nhà yến không đạt độ ẩm, khi chim yến làm tổ thì yến Khánh Hòa dễ bị khô giòn, vỡ hoặc chân tổ không thể bám chặt vào thanh gỗ khiến tổ dễ bị rớt.
Lắp đặt thiết bị tạo ẩm theo các bước sau
Bước 1: Chuẩn bị
– Nhân lực: 2 người
– Thiết bị: 1 máy DY công suất 2000, ống 8 ly, 1 bình lọc nước, bộ béc phun sương (tùy theo diện tích mà đặt số lượng béc khác nhau)
Bước 2: Cách thực hiện
– Xác định vị trí lắp đặt DY: phòng kỹ thuật…(để tiện việc bảo dưỡng tốt hơn, đặc biệt không lắp đặt trong nhà yến vì gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bầy đàn của nhà yến).
– Đi ống 8 ly xung quanh tường qua mỗi phòng, lối hành lang (tùy theo thiết kế có ngăn phòng hay không ngăn phòng, có lối hành lang hay không có hành lang…) và phân chia béc cho phù hợp với diện tích nhà.
Tùy theo khu vực khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau mà phân chia lượng béc cho phù hợp nhằm mục đích tạo ẩm tốt nhất cho nhà nuôi chim yến.
– Đi dây nguồn cắm vào hệ thống kiểm soát độ ẩm.
– Chú ý, khoảng cách giữa mỗi 2 béc là 1,5 m. Đối với nhà 2 tầng thì tầng trệt ít béc hơn trên lầu, khoảng cách giữa mỗi 2 béc ở tầng trệt là khoảng từ 2 đến 2,5m.
Lưu ý: Không khuyến khích lắp hệ phun sương tạo ẩm bằng béc trên các tầng lầu vì có thể gây đọng nước, sàn nhà bị ngâm nước sẽ nhanh xuống cấp và nước kết hợp phân chim làm nhà không đảm bảo vệ sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét