Chim yến phát ra âm thanh để dò đường
Chim yến phát ra âm thanh gọi là âm dội để dò
đường. Âm dội có 2 xung liên tiếp, mỗi xung là 1 – 2 ms. Mỗi con chim có
đỉnh tần số âm thanh khác nhau nên khi nhận được âm dội, chim có thể xác nhận
âm dội của chính mình. Âm dội gặp vật cản sẽ dội lại để chim nghe và thấy được
vật cản trước mắt và tránh đi.
Trong nhà yến tối thẳm có hàng nghìn con, nghìn
tổ chỉ cách nhau vài mm, khi chim bay về chỉ trong vài phút là đã tìm đến tổ
chui vào, không va chạm tường, cầu thang, ván ngăn… Mỗi tổ có 1 cấu trúc riêng
biệt do chim tạo ra nên sẽ cho âm dội phản hồi đặc trưng, chỉ có chim làm tổ
mới nhận ra tổ của mình. Chim non chỉ biết phát âm dội khi rời tổ.
Chim yến sinh sản như thế nào?
Tổ của chim Yến, còn gọi là yến sào Gò Công
được làm trên các bề mặt dốc đứng bằng chính nước bọt của chúng. Trung bình yến
sào Gò Công nặng từ 8 – 12gr. Chim sống trong môi trường cực tối và cực
ẩm, mang tính âm. Tuy sống trong môi trường mang tính âm, nhưng chim lại là
loài có thuộc tính dương cực mạnh.
Tính dương được thể hiện rõ rệt trong tập tính
sống của loài. Chim bay cả ngày không ngừng nghỉ từ sáng sớm đến chiều muộn,
chim di chuyển với tốc độ cao và khoảng cách rất xa. Yến luôn cử động, luôn di
chuyển và luôn ở trên không, không bao giờ đậu trừ khi về tổ. Ngoài ra, Yến là
một loài săn mồi siêu hạng trên không trung với những con mồi li ti như đầu tăm
với tốc độ bay có khi lên đến 160km/giờ.
Chim yến năm 1 tuổi thì trưởng thành, kết đôi
và sinh sản. Chim kết đôi cả đời, cả hai cùng ấp và nuôi con. Vào khoảng tháng
3 âm lịch là mùa yến động dục sinh sản. Chim làm tổ xong là bay lượn kêu ríu
rít liên tục trong nhiều giờ và kéo dài khoảng 10 ngày sau thì chim đẻ trứng
trong tổ. Chim làm tổ về đêm vì ban ngày phải đi kiếm
thức ăn, tổ do chim đực xây dính lên thành tường hay ván gỗ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét