Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Nhà yến chính là điểm mấu chốt để áp dụng công nghệ nuôi yến thành công

Yến sào Gò Công được biết đến với một ngôi vị hết sức đặc biệt trong hàng “bát trân” – tức một trong tám món ăn cực kỳ quý hiếm và xa hoa chỉ giành cho bậc vua chúa trong cung đình của các quốc gia Phương Đông. Thời xa xưa để có được yến sào Gò Công thì phải mất nhiều công sức trèo lên những vách đá cheo veo. 

Nhà yến chính là điểm mấu chốt để áp dụng công nghệ nuôi yến thành công

Để có thể nuôi yến sào Gò Công thành công, trước tiên cần nắm rõ những kiến thức căn bản nhất về loài chim yến. Đặc điểm về sinh lý, sinh thái của chim yến là cực kỳ quan trọng để trở thành tiền đề cho việc xây dựng môi trường nhân tạo phù hợp với chúng, cụ thể là điều kiện sống của chúng (khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm,…), hướng bay ra/vào của yến, chu kỳ hoạt động thông thường của yến cũng như đặc điểm và tập tính sinh sản của yến. 

Tất cả những điều này cực kỳ quan trọng và hữu ích cho việc áp dụng công nghệ nuôi yến sào Gò Công. Nhà yến chính là điểm mấu chốt để áp dụng công nghệ nuôi yến sào Gò Công hiện đại thành công. Để xây dựng nhà yến, cần chú ý:

Chất liệu của vách làm tổ


Chất liệu cho loại vách này thường là những loại mà nước bọt của chim yến có khả năng kết dính cao. Và thông thường người ta sử dụng ván gỗ cho chim yến làm tổ bởi vì chim yến dễ dàng bám vào đồng thời nước bọt tiết ra để làm tổ cũng sẽ được ván thấm hút nên khô nhanh hơn. Điều này khiến chim yến giảm thiểu sức lực sử dụng vào việc làm tổ.

Không khí trong nhà yến


Trong không gian nhân tạo này, việc luân chuyển không khí đặc biệt được chú ý bởi vì loài yến thường sẽ quyết định có cư ngụ lâu dài hay không sau 2-3 tháng làm tổ tại một vị trí nào đó. Nếu không khí không thông thoáng, bị mốc và luôn nóng hầm sẽ khiến chúng rời đi. Không khí cần được chuyển động từ dưới lên và thoát ra lổ ra vào để vào các lổ thoát khí đã được bố trí đúng.

Ánh sáng của nhà yến


Để áp dụng công nghệ nuôi yến sào Gò Công hiện đại, ánh sáng là yếu tố rất quan trọng đấy nhé. Ánh sáng làm ảnh hưởng đến thói quen sinh sống của chim sau thời kỳ chim nhả nước bọt để làm tổ vào ban ngày, chính là lúc chim vào giai đoạn sinh sản – đẻ , ấp trứng và nuôi con.

Giai đoạn này chim cần có được sự an toàn vì cần phải bảo vệ tổ cũng như trứng và chim non nên không thích nơi quá sang, hay bị mặt trời chiếu trực tiếp, chúng sẽ chỉ chọn những nơi mờ tối. Từ đặc điểm này mà người ta có thể ước lượng để cung cấp ánh sang vừa đủ cho chim.

Độ ẩm trong nhà yến


Chim yến chỉ làm tổ được ở độ ẩm khoảng 73%, bởi vì nếu độ ẩm thấp hơn thì khả năng kết dính giữa yến sào Gò Công và nền vách là rất thấp, vì vậy chúng sẽ bỏ đi. Do đó phải đảm bảo duy trì độ ẩm liên tục trong môi trường này, xuyên suốt từ khi chim bắt đầu làm tổ cho tới khi sinh sản.

Mùi trong nhà yến


Để chim yến cư ngụ lâu dài trong môi trường này đòi hỏi sự tạo mùi đặc trưng và quen thuộc với loại chim này. Đó là tổng hợp các loại mùi từ phân chim, mùi trứng thối, mùi xác chim chết, mùi tanh, mùi từ các loại côn trùng chết,… tất cả những mùi này, chim yến đã quen thuộc từ khi mới nở.

Tất cả các yếu tố trên đã được nghiên cứu rất kỹ càng để cho ra công nghệ nuôi yến sào Gò Công hiệu quả nhất, vượt trội so với cách nuôi truyền thống giúp tăng năng suất thu hoạch yến sào Gò Công đồng thời là một bí quyết mang bạn đến gần với thành công hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét