Khai thác yến sào Gò Công là hành động mang tội
Loài yến vốn dĩ là loài làm tổ bằng nước dãi,
tựa như con tằm nhả tơ. Mỗi một lần có thai là chim yến lại nhả nước dãi làm
tổ. Nếu không ai hái tổ xuống thì chúng sẽ xây chồng lên. Nghĩa là lúc này chim
non không nằm ở lớp tổ cũ của chúng nữa mà là trên một lớp mới. Do đó, nếu thu
hoạch tổ khi chim non đã bay đi thì không hề ảnh hưởng tới cuộc sống của loài
chim này.
Vòng đời của chim Yến là thế. Con tằm nhả tơ cũng vậy, cuộc sống của nó buộc phải nhả tơ thì mới thoát xác. Có bài viết nói rằng khi chim yến cái sắp sinh mà bị hái mất tổ, nó sẽ đâm đầu vào vách đá tự tử, rồi chim yến đực cũng đâm đầu vào vách đá chết theo, đây là 1 trong những chuyện hư cấu hết sức buồn cười. Chim yến đã có từ hàng trăm năm nay, vậy trước giờ đã có ai chụp được tấm hình hay đoạn clip nào về việc này chưa?
Thật ra nếu tới ngày sinh mà không may bị thu hoạch mất tổ, chim yến mẹ sẽ tìm 1 cái tổ nào gần đó để đẻ nhờ. Vậy nên có tổ có đến 3-4 trứng thay vì 2 như bình thường (điều này ít khi gặp vì người thu hoạch tổ thường biết chọn thời điểm để thu hoạch, chỉ xảy ra khi có sơ xuất).
Hơn nữa, nếu không thu hoạch tổ thì những chim con sau này khi trưởng thành đâu còn chỗ làm tổ, diện tích hang yến không thay đổi trong khi lượng yến ngày càng nhiều. Nếu cứ để như vậy thì khi chim con lớn lên sẽ ko còn chỗ nữa và phải làm tổ dưới chỗ thấp. Khi đó yến sào Gò Công, trứng yến, hay chim con đều có thể sẽ dễ bị sóng biển cuốn trôi, bị nhiễm khuẩn hay bị các con vật tấn công…
Yến huyết có màu đỏ là do máu của chim yến
Một số người cho rằng yến huyết có màu đỏ là
do chim yến dùng nước dãi và máu của chúng. Nhưng đây hoàn toàn là hiểu lầm tai
hại. Chim yến không hề dùng máu của mình để xây tổ như suy nghĩ của nhiều
người.
Tổ càng nằm lâu trong hang động, trong nhà yến, và không được khai thác chủ động thì càng bị ảnh hưởng bị các khí độc do phân chim yến phân hủy thấm vào ngày càng nhiều làm tổ bị biến màu và dai hơn. Yến sào Gò Công bị biến màu vàng, hồng, đỏ là đã bị nhiểm các khí độc do phân chim yến phân huỷ. Hàm lượng khí Nitrate và Nitrite có trong hang động, có trong nhà yến càng cao và càng kéo dài thì yến sào Gò Công sẽ đổi màu từ trắng đến hồng và đỏ.
Ngoài ra, nhiều người cho rằng yến huyết là do chim yến ăn hải sản tạo ra. Đây cũng là quan niệm vô căn cứ, không được khoa học chứng minh.
Hy vọng với bài viết này, có thể giúp bạn có thêm thông tin hữu ích và rõ ràng hơn về yến sào Gò Công. Quan trọng nhất là chúng ta nên tìm những thương hiệu bán sản phẩm uy tín và chất lượng để mua sản phẩm để đảm bảo sức khỏe chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét